Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.007.270
Đang online
172
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức đá quý

Cập nhật ngày 12/05/2017 05:03 GMT+7

Đá quý – Sự hình thành và phân loại

Ngọc hay đá quý là các chất rắn có giá trị thẩm mỹ cao, có độ cứng và chống ăn mòn, thường được dùng để trang trí hay làm đồ trang sức …

Một số loại ngọc có các tính chất đặc biệt như khả năng tương tác với ánh sáng và độ cứng khả năng chống ăn mòn. Chúng có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Ví dụ hồng ngọc hay saphia được dùng trong kỹ thuật laser, tạo ra laser hồng ngọc hoặc laser saphia. Nhờ độ cứng cơ học và ít phản ứng hóa học với một số hóa chất mà chúng được ứng dụng để chế tạo một số máy móc chuyên dụng trong công nghệ địa chất.

Tuy nhiên, ứng dụng quan trọng nhất của ngọc là làm vật trang trí, tạo ra đồ trang sức đắt tiền; nhờ vào giá trị thẩm mỹ của chúng

Từ lâu người ta đã biết đến đá quý và giữ gìn nó không chỉ bởi vẻ đẹp quyến rũ, rực rỡ, mê hồn và kỳ ảo, mà còn do giá trị đặc biệt mà nó mang lại. Đối với nước ta, nghề khai thác đá quý và sản xuất các đồ trang sức bằng chất liệu đá quý đã xuất hiện hàng ngàn năm và có bề dày lịch sử so với các chất liệu khác. Những dấu ấn đó để lại ở các di chỉ khảo cổ Tràng Kênh (Hải Phòng), Sơn Vi (Hoà Bình), Dak Nông (Đắc Lắc), riêng Óc Eo (An Giang) đã đạt đến trình độ phân thạch khá cao. 



Người ta dùng kỹ thuật mài, cưa, giũa, chạm, khoan để tạo nên những thứ đồ trang sức độc đáo, lạ mắt như: chuỗi bông tai, nhẫn, vòng đeo cổ, đeo tay...từ các loại đá quý: bạch mã não (agate), hồng mã não (comaline), hồng bảo thạch (rubis), lam bảo thạch (saphia), ngọc hồng lựu (grenat), ngọc tím (amothyste), thạch anh. 

Xưa kia, đá quý chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn chơi của các bậc quyền quý, vương giả chứ người dân không bao giờ có được. Ngọc là một chiến lợi phẩm hoặc cống phẩm trong các cuộc chinh phạt, bang giao của các triều đình phong kiến trước đây. Trong số các loại đá quý thì Ruby (Hồng ngọc) chiếm ngôi Hoàng Hậu. Ngoại trừ kim cương ra thì chưa có loại đá quí nào cứng hơn Ruby (độ cứng Ruby là 9; độ cứng kim cương là 10), thành phần Ruby gồm 52,2% chì nhôm, 46,8% ôxy. 

Đứng về giá trị kinh tế Saphia gấp 5-10 lần các loại đá quý khác, còn Ruby thì gấp 2-10 lần Saphia. Ở Việt Nam có những viên Ruby được bán với giá 526.000 USD - 1.500.000 USD. Loại Ruby nhỏ được bán theo mớ giá trung bình 32.000 USD - 36.000 USD/kg. Ruby và Saphia là khoáng vật đá quí được xếp vào loại đầu bảng của thế giới. 



Các mỏ Ruby, Saphia của Ấn Độ, Việt Nam, Mianma là những mỏ nổi tiếng trên thế giới nằm trong vùng sinh khoáng đá quý Nam - Đông Nam Á. Các nhà điạ chất học đã khẳng định nguồn đá quý ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Nước ta có 3 trung tâm lớn về đá quý: Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu - Quỳ Hợp (Nghệ An). Đak Nông (Đắc Lắc). Ở Lục Yên có khoảng 50 khu vực có thể khai thác, nhưng số khu vực đi vào hoạt động chưa nhiều. Thị trường Việt Nam cho ra những viên Ruby đẹp phần lớn đều có màu đỏ sẫm (ở Lục Yên), đỏ hồng (Quỳ Châu, Quỳ Hợp). 

Mỏ Quỳ Châu - Quỳ Hợp tồn tại dưới hai loại hình Ruby - Saphia ngoại sinh và nguyên sinh. 
Thị trường đá quý của Việt Nam hiện nay đang ngày càng khởi sắc và phát triển sôi động. Đồ trang sức có gắn đá quý nhất là Ruby được nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá là loại hàng mỹ nghệ tinh xảo, đẹp có chất lượng tốt. Việc sử dụng đồ trang sức gắn đá quý đang trở thành nhu cầu của nhiều người khi đời sống kinh tế ngày càng khấm khá. 



Đáp ứng thị hiếu này, nhiều cơ sở, công ty vàng bạc đá quý đã mua sắm một số trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để chế tác các mẫu mã hợp thời trang và sở thích người tiêu dùng. Điều này cũng chứng tỏ bước tiến bộ trong việc hội nhập thị trường của những người kinh doanh đá quý ở Việt Nam. Đá quý là một tiềm năng đầy triển vọng đối với nền kinh tế quốc gia. 

(KT sưu tầm và tổng hợp)